Thứ sáu,04/04/2025
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2024 - 2025!

Sôi nổi chương trình “Đêm hội Trăng Rằm” năm 2023 tại Trường THCS Phước Mỹ

thcsphuocmy 17/06/2023 Lượt xem:83

Tết Trung thu có lẽ không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của người dân Việt Nam và các nước châu Á nói chung. Trung thu mang nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi thế hệ trong một gia đình từ người già đến trẻ nhỏ. Vào dịp này, bất cứ ai cũng mong muốn được về sum họp với gia đình nên Tết Trung thu còn được gọi với cái tên vô cùng ấm cúng đó là Tết đoàn viên.

Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là truyền thuyết Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Trong ngày Tết Trung thu, người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Tùy vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi làm lồng đèn. Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của Tết Trung thu. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.

Dường như bánh Trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp Tết Trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh Trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Thông thường, bánh Trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Trung thu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa và tinh thần người Việt Nam. Trung thu là Tết đoàn viên để cả gia đình quây quần bên nhau, để tăng thêm tình cảm gia đình. Trung thu còn là Tết thiếu nhi là dịp để trẻ em tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa của đất nước, là lúc mà trẻ em có thể vui chơi vui vẻ bên bạn bè, người thân trong gia đình, được thưởng thức những món ăn ngon, những món quà đặc trưng Tết Trung thu… Tết Trung thu là một nét độc đáo và không thể thiếu trong văn hóa người Việt.

Với những ý nghĩa truyền thống tốt đẹp như trên, hòa cùng không khí đón chào năm học mới năm học 2022-2023. Chiều ngày 09 tháng 9 năm 2022, trường THCS Phước Mỹ tổ chức “Đêm hội trăng rằm” cho học sinh toàn trường.

Trong  không khí đã hết sức nhộn nhịp, tươi vui, chương bắt đầu với cuộc thi “Mâm cỗ trung thu”. Các thầy cô chủ nhiệm, các bác phụ huynh và các em học sinh nô nức, hăng say bày mâm cỗ của lớp mình.

Giám khảo lần lượt nghe các em thuyết minh về ý nghĩa của từng mâm cỗ. Mỗi mâm cỗ là một bức thông điệp mà các em muốn gửi gắm. Mỗi mâm cỗ là sự khéo léo, sáng tạo, là sự nhiệt tình đoàn kết của thầy cô và các em học sinh.

Đặc biệt, trong buổi lễ, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đã dành tặng những món quà trung thu thật ý nghĩa.

Tiết mục múa Lân tưng bừng do các bạn học sinh trường THCS Phước Mỹ thực hiện.

Tết Trung Thu là dịp giáo dục cho các em  thông qua các hình thức sinh hoạt cộng đồng, tạo không khí vui tươi lành mạnh, giảm áp lực trong học tập; thêm gắn bó yêu trường lớp, gần gủi với bạn bè và thầy cô giáo; tăng cường kỹ năng hợp tác, sự khéo léo và tinh thần đoàn kết. Qua đó các em thêm hiểu, biết yêu quý, giữ gìn giữ bản sắc truyền thống của dân tộc.

                                                                Phan Thị Anh Thư

2023-06-17T20:20:52+00:00